SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MẠC ĐĨNH CHI
Video hướng dẫn Đăng nhập

LỊCH SỬ NGÀY TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI – HẢI DƯƠNG

 

          Trường THPT Mạc Đĩnh Chi – Hải Dương được thành lập năm 1979, tiền thân là trường cấp III Hợp Tiến, đến năm 1982 trường được đổi tên và vinh dự mang tên Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.

         Đến nay, trường trải qua 36 năm xây dựng và phát triển; đã có 33 khóa học sinh tốt nghiệp. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của nhân dân địa phương, của Hội cha mẹ học sinh cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ thày và trò, vị thế của trường THPT Mạc Đĩnh Chi – Hải Dương ngày càng được nâng tầm.

        Từ sự vượt khó để vươn lên đến nay, nhà trường có nhiều học sinh là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, cán bộ khoa học, sĩ quan quân đội, công an cao cấp, bác sĩ, nhà báo, nhà giáo, Giám đốc doanh nghiệp thành đạt,… trên khắp mọi miền tổ quốc. Đáng quý hơn cả, các thày cô giáo đã nghỉ hưu hay chuyển công tác đều luôn dành tình cảm đặc biệt với ngôi trường đã có một thời gắn bó. Nhiều khóa học sinh ra trường đã tổ chức hội khóa, họp lớp. Các em đã chọn chính ngôi trường xưa của mình làm địa điểm về nguồn, gặp mặt và di dưỡng tinh thần truyền thống của Cựu học sinh THPT Mạc Đĩnh Chi. Tình cảm của các em dành cho ngôi trường được minh chứng qua Hội Cựu học sinh khu vực phía Nam (thành lập 1998), hiện có trên 200 thành viên và Hội Cựu học sinh khu vực miền Bắc (thành lập 2007) có số lượng trên 300 thành viên với những việc làm thiết thực như: gây quỹ Hội để tri ân các thày cô nhân dịp ngày 20 tháng 11, Tết Nguyên đán; giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, tặng quà, khen thưởng cho các em học sinh đỗ thủ khoa vào trường; giúp đỡ nơi ăn chốn ở, tạo việc làm cho học sinh lớp 12 ra trường nếu có nhu cầu…Những nghĩa cử cao đẹp đó chứng tỏ rằng, dù các em có tỏa đi muôn phương công tác, làm ăn, sinh sống, xa quê hương, người thân, gia đình, thày cô, bạn bè song trong tâm thức của các em, ngôi trường THPT Mạc Đĩnh Chi – Hải Dương luôn là chốn đi về, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn các em. Nếu một góc lòng các em dành cho mảnh đất, nơi mình đang công tác và sinh sống thì một góc lòng còn lại các em vẫn dành trọn tình yêu cho ngôi trường xưa của mình. Đấy là niềm tự hào mà thế hệ các thày cô giáo sẽ luôn ghi nhận và cảm thấy ấm lòng hơn bao giờ hết.

          Với cái nhìn toàn cảnh, ngôi trường ngày càng khang trang, bề thế; đội ngũ nhà giáo ngày càng hùng hậu; các em học sinh ngày càng chăm ngoan, thành đạt; tình cảm thày trò ngày càng gắn bó sâu sắc, nhưng hình như vẫn còn một khoảng trống trong suy nghĩ của cả thày và trò bởi bao nỗi trăn trở, day dứt. Đã 30 năm trôi qua, kể từ khi trường được vinh dự mang tên Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi nhưng lại chưa có điều kiện để xây dựng tượng đài Danh nhân trong khuôn viên nhà trường.  Năm 2012, lãnh đạo nhà trường đã quyết tâm và lên kế hoạch xây dựng tượng đài. Biết được ý định và sự trăn trở của lãnh đạo nhà trường, thầy Vũ Trung Kiên, lúc đó là Chủ tịch Công đoàn và là Cựu học sinh cùng tập thể lớp A khóa 1991- 1994 xin nhận đặt tượng Danh nhân bằng đá xanh nguyên khối ở Ninh Bình để kính tặng. Đấy là một phần động lực để tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện tâm nguyện.

          Trước khi thống nhất hình thức tạc tượng Danh nhân, nhà trường đã cử thầy Nguyễn Duy Cộng (PHT) và thầy Vũ Trung Kiên (Chủ tịch CĐ) về trường THPT Mạc Đĩnh Chi – Hải Phòng thăm và tham khảo tượng đài. Trên cơ sở nghiên cứu chân dung tượng cụ ở đền thờ Long Động – Nam Sách, ở trường THPT Mạc Đĩnh Chi - thành phố Hồ Chí Minh và trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng, lãnh đạo nhà trường cùng với lớp A khóa 1991- 1994 đã quyết định tạc tượng Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi toàn thân cao1,60m, đầu của tượng Danh nhân không đội mũ cánh chuồn như khi đang đương triều, mà búi tóc, tay cầm quyển sách mang ý nghĩa biểu đạt khi cụ cáo quan về mở trường dạy học tại quên nhà (nay vẫn còn di tích Trạng nguyên Cổ đường). Bức tượng Danh nhân tạc như vậy sẽ tạo được cảm quan thẩm mĩ, có ý nghĩa sâu sắc với tất cả các thế hệ thày và trò, với ngôi trường vinh dự mang tên ông.

           Ngày 10/11/2012, nhà trường mở cuộc Hội thảo xây dựng tượng đài Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Tới dự có các thầy lãnh đạo nhà trường, nguyên là lãnh đạo nhà trường, đại diện Mạc tộc Hải Dương, đại diện Ban quản lý di tích đền thờ Long Động, đại diện Hội cha mẹ học sinh, đại diện Hội cựu học sinh. Hội thảo đã có nhiều ý kiến đóng góp về hình thức xây dựng Đài, địa điểm đặt Đài và nội dung văn bia công trạng của danh nhân do thầy Nguyễn Văn Hưng - Trưởng ban biên soạn trực tiếp soạn thảo. Văn bia ghi công tích Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã được Ông Tăng Bá Hoành – Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Hải Dương thẩm định.

           Sau cuộc Hội thảo, trường đã làm văn bản đề nghị Sở văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở GD&ĐT, UBND huyện Nam Sách cho phép trường xây dựng tượng đài Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.

         Tượng Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi được tạc toàn thân cao 1,60m bằng đá xanh nguyên khối, hướng nhìn ra phía Đông. Phần Đài được thiết kế làm 5 bậc, chính giữa đài có trụ làm bệ đỡ phần tượng. Tổng diện tích phần Đài tính từ bậc thứ nhất tiếp giáp mặt đất rộng 49m2, chính giữa bậc thứ tư đặt lư hương đồng, hai bên mặt tiền của Đài là Bia ghi công trạng Danh nhân và Bia ghi công đức của các tập thể, cá nhân có lòng hảo tâm. Cùng với việc xây dựng phần Đài, Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu tài trợ xây dựng bức phù điêu Hoa sen trong giếng ngọc cao 4,1m, rộng 7,9m. Bức phù điêu biểu tượng cho tâm hồn, cốt cách thanh cao của bậc Tiền nhân.  Sau khi hoàn thành tượng đài, nhà trường đã sắm hoa lễ và mời Sư thầy chùa Thanh Mai về làm thủ tục hô thần nhập tượng. Lễ hô thần nhập tượng diễn ra trang nghiêm và thành kính, có sự chứng kiến của Ban giám hiệu, đại diện Công đoàn và Đoàn thanh niên, đại diện Hội Cựu học sinh các khóa…

         Ngày 10 tháng 2 năm Quý Tỵ, tượng đài Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi được khánh thành. Lễ khánh thành đã được thầy Trần Khoa (PHT) – Trưởng Ban tổ chức cùng Ban TV Đoàn trường xây dựng một kịch bản chi tiết, công phu nên buổi Lễ diễn ra rất trang trọng, hoành tráng và thực sự ấn tượng. Công trình tượng đài vừa mang ý nghĩa văn hóa tâm linh vừa có ý nghĩa giáo dục về truyền thống đạo lí: Uống nước nhớ nguồn, noi gương và học tập Tiền nhân của các thế hệ thày và trò nhà trường. Như vậy, khoảng trống mà 30 năm qua các thế hệ thày và trò nhà trường vẫn để ngỏ với bao nỗi trăn trở, day dứt thì giờ đây, khoảng trống đó đã được đắp đầy, tâm nguyện của lớp lớp hậu sinh đã hoàn thành, lòng cháu con thảnh thơi, thư thái, không còn cảm thấy có lỗi với bậc Tiền nhân.

           Trong buổi lễ khánh thành, các thế hệ thày và trò nhà trường đã nhắc nhở nhau phải trân trọng, bảo vệ, gìn giữ tượng đài Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi bền vững với thời gian và trở thành biểu tượng thiêng liêng trong tâm thức của các lớp hậu sinh. Và kể từ ngày 10 tháng 2 năm Quý Tỵ, ngày khánh thành tượng đài và cũng là ngày mất Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi sẽ trở thành ngày truyền thống hàng năm của nhà trường, nhằm tri ân, tưởng niệm đến bậc hiền tài đất Việt, người con ưu tú của quê hương Nam Sách - Hải Dương.

                                                                                                                                   admin


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
THPT MẠC ĐĨNH CHI - NAM SÁCH - HẢI DƯƠNG Theo nguyện vọng của nhiều thầy cô và các em học sinh các thế hệ muốn xây dựng lại tượng đài Cụ Mạc Đĩnh Chi nay đã xuống cấp, chưa xứng tầm với Lưỡ ... Cập nhật lúc : 22 giờ 0 phút - Ngày 29 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
THPT MẠC ĐĨNH CHI - NAM SÁCH - HẢI DƯƠNG Theo nguyện vọng của nhiều thầy cô và các em học sinh các thế hệ muốn xây dựng lại tượng đài Cụ Mạc Đĩnh Chi nay đã xuống cấp, chưa xứng tầm với Lưỡ ... Cập nhật lúc : 21 giờ 59 phút - Ngày 29 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
THPT MẠC ĐĨNH CHI - NAM SÁCH - HẢI DƯƠNG Theo nguyện vọng của nhiều thầy cô và các em học sinh các thế hệ muốn xây dựng lại tượng đài Cụ Mạc Đĩnh Chi nay đã xuống cấp, chưa xứng tầm với Lưỡ ... Cập nhật lúc : 21 giờ 59 phút - Ngày 29 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
Trường THPT MĐC Cám ơn các Thày, Cô, các bậc phụ Huynh, các doanh nghiệp,các em học sinh đã tham gia đóng góp XD qui Mạc Đĩnh Chi . Nhà trường ghi danh các tập thể,cá nhân đã ủng hộ XD quĩ . ... Cập nhật lúc : 10 giờ 23 phút - Ngày 16 tháng 5 năm 2016
Xem chi tiết
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi – Hải Dương được thành lập năm 1979, tiền thân là trường cấp III Hợp Tiến, đến năm 1982 trường được đổi tên và vinh dự mang tên Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ... Cập nhật lúc : 16 giờ 21 phút - Ngày 11 tháng 5 năm 2016
Xem chi tiết
Xuân mới, thay mặt Cán bộ Giáo viên trường THPT Mạc Đĩnh Chi xin kính chúc các đồng chí Cán bộ Giáo viên,các bác Phụ Huynh, các doanh nghiệp, các em học sinh, Hội cựu Học sinh luôn luôn mạnh ... Cập nhật lúc : 11 giờ 11 phút - Ngày 11 tháng 3 năm 2016
Xem chi tiết
Kính gửi : Các Thầy, Cô giáo, các đồng chí Cán bộ Viên chức, các Nhà doanh nghiệp, các bậc phụ huynh, các Anh chị em Cựu học sinh ... Cập nhật lúc : 5 giờ 40 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2015
Xem chi tiết
Các tấm lòng vàng đã đóng góp xây dựng quỹ "Lưỡng quốc Trạng nguyên" để xây dựng một nền học vấn vững chắc, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài. ... Cập nhật lúc : 5 giờ 30 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2015
Xem chi tiết
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI QUĨ TÀI NĂNG LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI ... Cập nhật lúc : 5 giờ 19 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2015
Xem chi tiết
Hiếm có một Hội CHS nào trên đất nước ta lại có những hoạt động mang tầm phổ quát, liên tục phát triển vững mạnh như Hội CHS trường THPT Mạc Đĩnh Chi – Hải Dương khu vực phía Nam ... Cập nhật lúc : 16 giờ 46 phút - Ngày 15 tháng 8 năm 2014
Xem chi tiết
12